Niacinamide có những nồng độ nào? Hướng dẫn lựa chọn nồng độ Niacinamide phù hợp

lựa chọn nồng độ niacinamide phù hợp

1. Niacinamide là gì? Những công dụng tuyệt vời trên da

Như đã tìm hiểu về hoạt chất Niacinamide tại bài viết Niacinamide là gì? Công dụng và 11 lợi ích tuyện vời mang lại cho làn da thì có thể thấy, Niacinamide hay còn gọi là Vitamin B3 là thành phần đa công dụng, rất dễ tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường hiện nay vì độ lành tính, hiệu quả đối với nhiều vấn đề da khác nhau.
Tác dụng của hoạt chất này có thể kể đến như:
  • Bảo vệ da khỏi các gốc tự do, chống oxy hóa
  • Làm trắng sáng da, mờ thâm sau mụn
  • Hỗ trợ sản sinh collagen, giảm nếp nhăn
  • Kháng khuẩn, chống viêm, giảm mụn trứng cá
  • Hỗ trợ sửa chữa DNA, bảo vệ da trước tác hại của tia UV

2. Các mức nồng độ Niacinamide phổ biến trong mỹ phẩm và tình trạng da phù hợp tương ứng 

Không giống với những hoạt chất khác, Niacinamide có mặt trong các loại mỹ phẩm với nhiều mức nồng độ khác nhau tương ứng với từng công dụng riêng biệt. Vì vậy, người dùng cần xác định chính xác tình trạng da của mình để lựa chọn sản phẩm có nồng độ Niacinamide phù hợp nhằm giải quyết được đúng vấn đề da đang gặp phải. Thông thường, nồng độ Niacinamide phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc da vào khoảng 2% – 20%. Cùng tìm hiểu công dụng của Niacinamide ứng với tình trạng da cần dùng ở mỗi mức nồng độ khác nhau nhé!

2.1. Nồng độ 2% – 4%

  • Tình trạng da nên sử dụng: Da chưa từng sử dụng Niacinamide, da mất nước, da không đều màu.
  • Tác dụng trên da: Mức nồng độ thấp phù hợp cho da mới sử dụng Niacinamide lần đầu, hạn chế tối đa tình trạng da không đáp ứng khi dùng trên da. Ở mức 2%, Niacinamide giúp da tăng sinh Ceramide, củng cố lớp màng bảo vệ da, giảm sự mất nước, kiểm soát bã nhờn tạo nên hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh, tránh tác hại từ môi trường. Ở mức 4%, Niacinamide đã bắt đầu có thể làm sáng và đều màu da bằng cách can thiệp vào quá trình sản sinh melanin, ngăn ngừa nám, thâm sạm xuất hiện trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

2.2. Nồng độ 5%

  • Tình trạng da nên sử dụng: Da chưa từng sử dụng Niacinamide, da có mụn trứng cá, mụn viêm, thâm đỏ, da thiếu sự đàn hồi.
  • Tác dụng trên da: Trong nghiên cứu về tính hiệu quả của Niacinamide trong điều trị mụn trứng cá cho thấy, Niacinamide 5% sẽ có tác dụng tương tự với Clindamycin 2% trong việc điều trị mụn ở mức độ nhẹ và trung bình (Shahmoradi, Z., Iraji, F., Siadat, A. H., & Ghorbaini, A., 2013). Ngoài hiệu quả kháng viêm, giảm mụn, Niacinamide 5% giúp tăng sinh collagen, làm chậm quá trình lão hóa trên da, dẩy lùi các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, đốm nâu sạm hay da thiếu sự đàn hồi.

2.3. Nồng độ 10%

  • Tình trạng da nên sử dụng: Da có lỗ chân lông to, tăng sinh tuyến bã nhờn
  • Tác dụng trên da: Niacinamide 10% giúp kiểm soát dầu thừa trên da hiệu quả, hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông mang lại làn da mịn màng sau khi sử dụng.
  • Lưu ý khi sử dụng: Mức nồng độ 10% được khuyên dùng cho da đã từng dùng Niacinamide vì tránh tình trạng da chưa đáp ứng kịp với hoạt chất nồng độ cao. Tốt nhất nên sử dụng trên vùng da nhỏ để kiểm tra kích ứng khi mới sử dụng.

2.4. Nồng độ 20%

  • Tình trạng da nên sử dụng: Da thâm mụn nặng, da không đều màu, bít tắc lỗ chân lông, da sần.
  • Tác dụng trên da: Ở mức nồng độ cao, Niacinamide 20% giải quyết triệt để các vấn đề bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, giảm chứng tăng sắc tố trên da giúp da đều màu hiệu quả, làm mờ thâm mụn đặc biệt là thâm đỏ sau 12 tuần sử dụng.
  • Lưu ý khi sử dụng: 20% hiện đang là nồng độ cao nhất có trong các sản phẩm chăm sóc da, vì vậy mức nồng độ này chỉ khuyên dùng cho da đã quen với nồng độ thấp và nên sử dụng thử trước trên vùng da nhỏ để kiểm tra kích ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *